ĐÀO TẠO NGHỀ GẮN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

Sau 10 năm đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, hiện tỉnh Vĩnh Long đang chuyển sang thực hiện đề án hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng theo Quyết định 46 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025. Đầu năm đến nay, các đơn vị, địa phương trong tỉnh đã tổ chức được 204 lớp đào tạo nghề cho hơn 4.500 học viên. Đây không chỉ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển nguồn nhân lực mà còn góp phần giải quyết nhu cầu về việc làm của người lao động.
Có thể là hình ảnh về 5 người
   Giờ thực hành của lớp đào tạo nghề chăn nuôi dê này diễn ra ngay tại khu vực chuồng trại chăn nuôi của học viên
  Từ quy cách chuồng trại, những lưu ý trong việc chăm sóc dê sinh sản, thức ăn, nước uống…đều được giáo viên hướng dẫn thực tế. Mới bắt tay vào nuôi dê lần đầu từ nguồn vốn vay, được trang bị nhiều kiến thức bài bản qua lớp học, ông Nguyễn Tấn Trân phần nào yên tâm hơn.
Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà
Ông Nguyễn Tấn Trân, xã Long Phước – Long Hồ – Vĩnh Long
“Hồi đầu cũng không biết, sau này mình học theo anh em biết sơ sơ, lớp học này dạy tui đem về ứng dụng cách thức chăm sóc dê, cách thức chuồng trại cho hiệu quả, tôi an tâm rồi, học rồi nghiệm vô làm liền, sang năm tới bầy dê có thể phát triển thêm cải thiện cuộc sống gia đình”.
Có thể là hình ảnh về 1 người và cây
  Thực tế, nếu nông dân học xong nghề mà không áp dụng được, không sống được với nghề thì rất khó thuyết phục họ tham gia đào tạo. Từ chỗ học theo phong trào, học chỉ để biết, người lao động đã chủ động lựa chọn nghề, tham gia học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp.
Anh Trần Ngọc Thanh, xã Phước Hậu – Long Hồ – Vĩnh Long
  “Sửa kiểng nay cũng 2 năm rồi, học để nâng cao tay nghề, về nuôi cây cho đạt hơn, làm nghề cho bà con những người chưa có kinh nghiệm đó, làm lấy tiền công phụ giúp gia đình. Trước giờ làm theo kinh nghiệm, giờ có thầy dạy cơ bản hơn, tay nghề sau này cũng nâng cao hơn. Học qua khóa này, mình làm tay nghề tự tin”.
Có thể là hình ảnh về động vật và ngoài trời
Ông Đặng Văn Phúc Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Long Hồ – Vĩnh Long
 “Mình đáp ứng nhu cầu thật sự người ta muốn học nghề đó để có thu nhập tăng thêm, dạy đúng nguyện vọng, xong lành nghề thì ứng dụng được, chứ mình không có dạy tràn lan. Nhu cầu người lao động nông thôn học rất nhiều, đến thời điểm này Long Hồ chúng tôi đã tổ chức 21 lớp, trên 600 học viên rồi, năm nay có cái đặc biệt 21 lớp mà nghề sinh vật cảnh gần 40% rồi”.
  Những lớp đào tạo nghề được mở không chỉ chú trọng cung cấp kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề, giúp học viên tìm được việc làm hay nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập sau đào tạo, còn phải đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, đồng thời, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh./.
Chương trình Thời sự phát sóng lúc 18h30 trên THVL1.
Phạm Tuấn