Mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ khó khăn

Bạn phải đổi nghề, tạm thời thất nghiệp hay bị sa thải do dịch bệnh, và bạn đang vô cùng đau đầu với tình hình tài chính của mình?

Dịch bệnh đã và đang ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả chúng ta. Với những người ở nhà cả tháng thậm chí vài tháng chẳng là điều dễ dàng gì, thêm vào đó, bạn còn phải đối mặt với tình hình tài chính của bản thân.

Ngoài ra, để phòng chống dịch bệnh tốt hơn, chúng ta cũng ít ra ngoài để gặp gỡ bạn bè, người thân hay đến các điểm vui chơi. Tất cả những điều này có thể dẫn đến căng thẳng cả về cảm xúc và tài chính, đặc biệt nếu bạn lo lắng về việc nợ nần chồng chất và quản lý chi tiêu vào thời điểm này.

Tuy nhiên, đừng lo lắng, vẫn có những cách để quản lý những căng thẳng tài chính bằng 6 cách dưới đây và để cho tâm trí mình bớt lo lắng hơn.

1. Tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát

Cảm giác bất an và căng thẳng có thể xuất hiện khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc thất vọng. Trong tình trạng đại dịch, điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng về tài chính.

Tuy nhiên, đây là một điều quan trọng cần lưu ý: bạn có thể cảm thấy căng thẳng do không kiểm soát được tình hình của mình. Trong k hi có nhiều thứ mà bạn không thể kiểm soát, hãy chỉ cần tập trung vào những gì bạn có thể.

Ví dụ như, bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình và sử dụng thời gian vào công việc khác. Hãy cân nhắc tìm những thứ sáng tạo để thực hiện cùng người thân khi ở nhà. Điều này sẽ giúp giảm căng thẳng và quên đi những lo lắng về tài chính – ít nhất là trong một thời gian nhất định.

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 1.

Hãy cho bản thân bạn thời gian nghỉ ngơi để tận hưởng cuộc sống thay vì dành thời gian lo lắng cả ngày. Ảnh minh họa.

2. Tìm hiểu những hỗ trợ trong dịch

Chính phủ, cùng nhiều doanh nghiệp và tổ chức tư nhân, đang cung cấp một số cứu trợ tài chính vào thời điểm này. Vì vậy, hãy tìm hiểu xem bạn có đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp hay khoản hỗ trợ nào không.

Ngoài ra, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất, chủ nhà trọ/mặt bằng kinh doanh giảm tiền thuê… Tất cả những điều này sẽ đều giúp ích cho bạn ít nhiều.

3. Ưu tiên thanh toán

Nếu khoản tiền của bạn eo hẹp và bạn không đủ khả năng chi trả mọi thứ, hãy bắt đầu ưu tiên các khoản thanh toán để đảm bảo rằng bạn đã chi trả cho những chi phí thiết yếu trước. Ví dụ, điều quan trọng là phải ưu tiên thanh toán tiền điện nước, thực phẩm, tiền nhà trọ (nếu có) và bảo hiểm.

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 3.

Hãy phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các khoản nợ của bạn. Ảnh minh họa.

Để giúp mọi thứ luôn có tổ chức, hãy lập danh sách các hóa đơn và các khoản thanh toán hàng tháng của bạn theo thứ tự quan trọng. Bằng cách này, bạn sẽ biết những gì phải trả trước, sau đó, viết ra bất kỳ khoản thanh toán nào bạn có thể hoãn lại. Chuyển những thứ đó xuống thấp hơn trong danh sách ưu tiên của bạn để bạn có thể thanh toán các hóa đơn cần thiết trước.

4. Xem cách bạn có thể kiếm thêm tiền

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề tài chính của mình, thì bạn không hề đơn độc. Một điều bạn có thể làm là khám phá các cơ hội để kiếm thêm tiền vào lúc này. Những công việc tay chân như shipper, xe ôm, giúp việc theo giờ…. sẽ không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng.

Cũng có rất nhiều cách để bạn có thể bắt đầu một cuộc sống hối hả hoàn toàn tại nhà. Mặc dù bạn có thể cần tham gia một số khóa học trực tuyến để học một số kỹ năng mới nhưng với một chút sáng tạo và khéo léo, bạn có thể bắt đầu kiếm tiền với tư cách là trợ lý ảo, gia sư, giáo viên yoga, dịch thuật, viết lách…

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 4.

Dạy học online trở thành công việc sáng giá trong thời kỳ đại dịch. Ảnh minh họa.

5. Tiết kiệm một số tiền nếu bạn có thể

Có thể trước đây bạn muốn tiết kiệm tiền nhưng chưa bao giờ nghiêm túc thực hiện nó. Vậy, bây giờ là thời điểm hoàn hảo để phát triển thói quen tiết kiệm lành mạnh nếu bạn vẫn có thu nhập. Điều này cũng có thể giúp bạn kiểm soát tài chính của mình.

Thậm chí chỉ cần chuyển 500.000 đồng vào tài khoản tiết kiệm khi bạn nhận lương mỗi tháng cũng có thể giúp bạn an tâm hơn về tài chính. Vì vậy, nếu bạn đang nhận được một khoản tiền lương, hãy xem xét việc tự động hóa một tỷ lệ tiền lương nhất định vào tài khoản tiết kiệm của mình.

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 5.

Càng khó khăn càng cần tiết kiệm. Ảnh minh họa.

6. Chăm sóc bản thân

Thực hành chăm sóc bản thân có thể là một cách tuyệt vời để quản lý căng thẳng tài chính trong thời gian khó khăn.

Đối với những người mới bắt đầu, hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày, ngay cả khi bạn chỉ di chuyển trong vòng 20 phút hoặc đi bộ nhanh.

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 6.

Nếu trước kia bạn luôn viện cớ bận rộn nên không có thời gian rèn luyện sức khỏe, vậy thì thời gian này hãy cố gắng nâng cao sức khỏe của mình bằng cách tập thể dục. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn.

Vì vậy, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh với giá cả phải chăng, chẳng hạn như sản phẩm tươi, protein nạc và thực phẩm chứa nhiều chất xơ như gạo lứt và các loại ngũ cốc nguyên hạt khác.

6 mẹo quản lý giúp giảm căng thẳng tài chính thời kỳ Covid - Ảnh 7.

Nhờ có đại dịch mà chúng ta bớt tụ tập bạn bè, ăn ngoài hàng quán hơn. Chính vì vậy, bạn cũng nên chú ý đến dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của gia đình. Ảnh minh họa.

Giấc ngủ cũng quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Để giúp bạn ngủ ngon hơn, hãy thử xây dựng một thói quen buổi tối để giúp bạn thư giãn trong ngày.

Ví dụ, bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng hay ngâm chân trong nước muối gừng nóng trước khi đi ngủ. Bạn cũng có thể viết nhật ký để suy ngẫm về một ngày của mình.

Cách tốt nhất để quản lý căng thẳng tài chính trong thời gian khó khăn là đánh giá tình hình của bạn và lập kế hoạch. Vì vậy, hãy sử dụng 6 gợi ý này để giúp bạn xử lý tài chính của mình sau đó, đưa ra một kế hoạch tài chính phù hợp cho bản thân nhé!