Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì?

Một số thực phẩm cha mẹ không nên cho con ăn trong dịp Tết vì sẽ khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề như tiêu chảy, đầy bụng, ngộ độc…
Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì? - 1

Những thực phẩm cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn trong ngày Tết.

Tết là thời điểm trẻ có thể thỏa thích ăn nhiều món ngon, lạ miệng với những thực phẩm phong phú đa dạng. Tuy nhiên, các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều chất đạm, đường, dầu mỡ với số bữa ăn tăng đáng kể. Điều này có thể khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề về tiêu hóa. Do vậy, các mẹ cần có kế hoạch chăm sóc và lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ hợp lí trong dịp Tết này.

Mứt, ô mai

Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì? - 2

Nên hạn chế cho trẻ ăn mứt, ô mai trong dịp Tết để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Mứt và ô mai là món ăn “truyền thống” mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, thành phần dinh dưỡng chủ yếu của mứt lại là đường, tinh bột và một ít chất xơ.

Để làm đẹp cho mỗi món mứt và ô mai, nhà sản xuất đã sử dụng nhiều hương liệu thực phẩm, chất phụ gia để món mứt, ô mai có màu sắc sặc sỡ. Ngoài ra, không đảm bảo chắc chắn là mứt, ô mai được sản xuất có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không nên hạn chế cho trẻ ăn các loại mứt, đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Các loại hạt

Ngoài ra, món ăn ngày tết ưa thích của người lớn như hạt dẻ cười, hạt bí, hạt hướng dương, hạt điều, lạc,… cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn nhiều vì ngoài việc khiến trẻ dễ bị ho, nó còn khiến trẻ có thể bị hóc, sặc.

Các loại nước ngọt

Ngày tết, nhiều gia đình cho trẻ uống thoải mái các loại nước ngọt có gas với nhiều mùi vị trái cây. Trên thực tế, các loại nước này đều được làm từ đường và mùi hương công nghiệp nên không có lợi cho bé. Nó khiến bé bị đầy bụng, bỏ các bữa chính và tạo thói quen xấu.

Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Những thức ăn như lạp xưởng, thịt bò khô,… thường không đảm bảo vệ sinh, dễ bám khói bụi, là môi trường thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn phát triển. Vì thế, không nên cho trẻ ăn nhiều vì dễ khiến các bé bị ngộ độc thực phẩm và dị ứng.

Thực phẩm thừa, để trong tủ lạnh

Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì? - 3

Nên hạn chế cho trẻ ăn mứt, ô mai trong dịp Tết để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Trong ngày Tết, các gia đình thường có nhiều thức ăn thừa để lại, bảo quản trong tủ lạnh. Sau đó, lấy ra cho trẻ ăn lại khiến bé dễ bị ngán. Thậm chí, thức ăn bị ôi thiu hoặc không đun kỹ sẽ khiến trẻ bị tiêu chảy, ngộ độc.

Thực phẩm tốt cho trẻ và sẵn có trong ngày Tết mà cha mẹ nên bổ sung vào thực đơn của trẻ là các loại thịt cá, rau củ quả. Ngoài ra, các mẹ nên cho trẻ sử dụng một số loại sữa có tác dụng làm mát và duy trì chế độ ăn sữa chua hoặc uống sữa của trẻ. Sữa chua sẽ giúp bé dễ tiêu hóa, giảm các triệu chứng đầy hơi, táo bón và tiêu chảy. Chế độ sữa hàng ngày có thể cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho bé nếu bé có bỏ bữa chính.

Một số lưu ý giúp trẻ ăn Tết an toàn, khỏe mạnh

Trong dịp Tết, tùy thuộc vào thể trạng của từng trẻ mà bố mẹ nên có kế hoạch chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số điều giúp trẻ ăn Tết an toàn, khỏe mạnh mà cha mẹ cần lưu ý:

Đối với trẻ thừa cân, béo phì

Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì? - 4

Nên hạn chế cho trẻ ăn mứt, ô mai trong dịp Tết để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo, thịt mỡ như bánh chưng, bánh tét, thịt đông,…Những thực phẩm này sẽ có tác dụng không tốt đối với trẻ, khiến trẻ tăng cân nhanh chóng. Các mẹ nên cho trẻ béo phì ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh.

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, nhẹ cân

Cho trẻ ăn đầy đủ, đúng giờ, không bỏ bữa và luôn đảm bảo bữa ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, gồm đạm, tinh bột, vitamin và chất béo. Các thực phẩm giàu năng lượng như nước ngọt, bánh, mứt,… không nhất thiết phải hạn chế nhiều như bé thừa cân. Tuy nhiên, cần khéo léo đưa vào các bữa ăn chính và phụ của bé.

Đối với trẻ trong độ tuổi bú mẹ

Ngày Tết, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gì? - 5

Nên hạn chế cho trẻ ăn mứt, ô mai trong dịp Tết để đề phòng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Thông thường, những ngày Tết, các mẹ thường bê trễ việc ăn uống của mình dẫn đến tình trạng không đủ năng lượng để cung cấp đủ sữa cho trẻ. Vì vậy, các mẹ cần chú ý ăn đầy đủ dinh dưỡng như ngày thường, uống nhiều nước, ăn đúng bữa,…

Mẹ cũng nên tránh ăn nhiều thức ăn có nhiều tỏi, tiêu và chất kích thích. Những thực phẩm đó sẽ làm thay đổi mùi của sữa khiến trẻ lạ và không bú mẹ. Nên sử dụng một số món ăn lên men như dưa, kiệu,… sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng. Đồng thời, bổ sung nhiều vitamin, kích thích tiết sữa.