Những lợi ích khi uống nước cam hàng ngày.

 Hàm lượng Vitamin C có trong quả cam rất cao, là dưỡng chất quan trọng trong việc chống oxy hóa, giúp da căng mọng, mịn màng hơn. Ngoài ra, Vitamin C còn hỗ trợ ngăn ngừa chứng xơ cứng động mạch, giảm Cholesterol ở gan và duy trì hàm lượng Cholesterol ở mức ổn định.- Bên cạnh đó, quả cam còn chứa nhiều khoáng chất quan trọng như Kali, Thiamin, Carotenoid… với chức năng chính là thanh lọc độc tố, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Giải độc cơ thể: Cam cung cấp một lượng các loại chất chống oxy hóa dồi dào, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể mạnh mẽ hơn, kích hoạt quá trình giải độc cơ thể, đặc biệt là giải độc da. Đó là lý do mà những người thường xuyên ăn cam thì da sẽ được bảo vệ khỏi các gốc tự do, giảm thiểu nguy cơ lão hóa.
Giúp ngăn ngừa ung thư: Một lượng lớn hợp chất D – limonene, các chất chống oxy hóa và vitamin C có trong cam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ phát triển các bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư đại tràng…
Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Hàm lượng vitamin C cao trong cam có thể tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, từ đó trung hòa các gốc tự do gây ra bệnh ung thư, bệnh tim mạch… bảo vệ tế bào và sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Tốt cho thị lực: Hợp chất carotenoid dồi dào có trong cam là một dạng sắc tố hữu cơ, được chuyển đổi thành vitamin A. Do đó, sử dụng cam thường xuyên giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, tốt cho mắt.
Tăng cường thể lực: Cam có tác dụng giải khát đồng thời tăng cường thể lực nhanh chóng khi cung cấp lượng đường fructoza và 85% lượng nước, rất cần thiết cho cơ thể. Nước cam pha thêm ít muối thường được khuyến khích sử dụng sau khi luyện tập hoặc vận động ra nhiều mồ hôi.
Ngăn ngừa bệnh thận: Một trong những lợi ích của trái cam là có thể góp phần làm giảm nguy cơ sỏi thận, phòng ngừa bệnh thận nói chung.
Lưu ý khi uống nước cam
Không uống khi đói: Điều này có hại cho sức khỏe của cơ thể vì trong nước cam có các axit hữu cơ sẽ kích thích màng nhầy của thành dạ dày.
Không uống ngay sau khi ăn: Vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường trong máu lên cao, cộng thêm lên men gây sình hơi, tức bụng khó chịu.
Không uống vào tối muộn: Khi uống nước cam thường đem lại tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu nên nếu uống vào tối muộn dễ gây đi tiểu đêm, tiểu nhiều lần, mất ngủ.
Không nên uống quá nhiều: Nạp vào cơ thể một lượng quá nhiều vitamin C và tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, vượt quá khả năng hấp thụ sẽ khiến tăng nguy cơ sỏi tiết niệu và sỏi thận. Theo các nhà nghiên cứu, sử dụng khoảng 3 quả cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể.
Không uống chung với sữa: các protein trong sữa có thể phản ứng với các axit tartaric và vitamin C có trong cam, khiến cho chúng bị vón cục, có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa như gây chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Chỉ nên sử dụng nước cam và sữa cách nhau khoảng 1 giờ.
Không dùng chung với củ cải: Quá trình tiêu hóa củ cải sẽ sinh ra sulfate. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – axit thioxianic. Trong khi đó, chất flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. 2 chất này sẽ ức chế axit thioxianic về tuyến giáp gây bướu cổ nếu gặp nhau.
Hải Anh/Theo Healthcommon